+ Giới thiệu : Mùa đông ngồi hơ lửa bên bếp lửa thật là điều thú vị. Ta cảm giác bình đun nước đặt trên bếp lò sôi sùng sục chỉ trong chốc lát. Giọt nước rơi xuống sàn lò nóng bèn tung tăng như biết… nhảy múa vậy! Giọt nước vừa quay, vừa nhảy tựa như một vật sống động vậy.
Hiện tượng thú vị này xảy ra khi sàn lò rất nóng, nóng tới rực hồng. Nếu sàn lò chỉ ám nóng thì giọt nước sẽ nhanh ***ng bay hi rồi mất tăm, mất tích, chẳng để lại dấu vết nào cả.
Bạn có thể lặp lại hiện tượng khá bất ngờ trên bằng thực nghiệm sau:
+ Biêu diễn : Đặt một vung sắt lên bếp lò cho tới khi vung sắt nóng bỏng lên. Vảy lên vài giọt nước (chú ý: Đứng xa xa ra để tránh bị bỏng!). Bạn sẽ thấy giọt nước tung tăng làn hơi bốc, phát ra âm thanh “xèo xèo”, và cứ thế cho tới khi bay hơi hết.
Nếu vung sắt chỉ âm ấm thì vảy vài giọt nước lên, hiện tượng giọt nước nhảy không thấy xảy ra mà nó chỉ nặng lẽ bay hơi cho tới khi hết sạch.
Chắc bạn có thể hỏi: “Vì sao giọt nước ở trên vung càng nóng thì bốc hơi càng chậm hơn khi ở chiếc vung âm ấm nóng thôi? ” Đáng lý vung càng nóng thì giọt nước bay hơi càng nhanh chứ?”
Phải chăng thực nhgiêm có gì sai? Bạn hãy lặp lại thí nghiệm vài lần và qua sát kĩ, quả là giọt nước “nhảy múa” trên vung rực hồng tới 3 - 4 phút, lâu hơn khi ở trên vung chỉ nóng ấm.
Về hiện tượng này, các nhà khoa học cũng thấy lạ, đã dùng máy chụp ảnh chụp tốc độ cao để chụp vị trí các giọt nước “ nhảy múa” và cuối cùng phát hiện ra “bí mật”
+ Giải thích: Khi giọt nước chạm vào vung sắt nóng đỏ thì phần dưới của giọt nước lập tức hoá hơi, hình thành màng ngăn cách giữa giọt nước và vung sắt, khiến cả giọt nước không tiếp xúc với vung sắt. Nhiệt độ của vung sắt thông qua hơi nước truyền tới giọt nước do đó cũng chậm hơn so với truyền trực tiếp. Muốn toàn bộ giọt nước hoá hơi phải cần thời gian 3- 4 phút. Trong thời gian đó, giọt nước được sự hỗ trợ của hơi nước ( hơi nước có áp lực đã đẩy giọt nước lên), do vậy có thể “nhảy” tâng tâng trên vung sắt nóng bỏng.
-
Tai Quy Vuong 3D - Tải Quỷ Vương 3D - Tai Game Quy Vuong 3D -